Images

Lê Tấn Đạt - Bỏ ước mơ ngân hàng để làm người nuôi dạy trẻ tự kỷ

Nếu bạn có người thân, con cháu hoặc người quen nói chuyện về bệnh tự kỷ chắc bạn cũng giống tôi không quan tâm lắm hay họa chăng chỉ tìm hiểu tự kỷ là gì thôi phải không? Vậy mà tôi có một người bạn rất đặc biệt, đặc biệt nhất là hai từ TỰ KỶ đã khiến anh ấy từ bỏ giấc mơ làm việc cho các ngân hàng mà tự chọn lấy khó khăn để chọn nghề nuôi dậy trẻ tự kỷ. Người ấy là Lê Tấn Đạt, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về người bạn đặc biệt này.

Đang là sinh viên của trường đại học ngân hàng, Đạt những nuôi ước mơ làm việc trong một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính lớn để thỏa thích thực hiện những giấc mơ cải thiện tài chính của mình. Tuy nhiên càng học Đạt càng thấy ngành ngân hàng dạy những công thức, những cách để làm con người ta trở thành máy móc nhiều hơn là được tự do sống đúng với phong cách của mình. Đạt luôn tìm hiểu mọi cách để phát triển tốt nhất không phải chỉ việc học mà còn là phong cách sống để có một cuộc sống tốt hơn.

Là một sinh viên năng động, Đạt đã tự thân vận động và làm rất nhiều công việc khác nhau: phát tờ rơi, dạy kèm, phục vụ quán ăn, quán cà phê, dịch sách  mỗi công việc đều có một điểm hay điểm mạnh nhưng duy nhất có một công việc mà Đạt thấy tập trung hết sức mạnh và sự đam mê đó là công việc dạy trẻ tự kỷ.

Việc dạy trẻ tự kỷ đến với Đạt như một cơ duyên, một sứ mạng Trời trao sau khi anh có cơ hội được dịch một bộ tài liệu về trẻ tự kỷ từ tiếng Anh sang tiếng Việt của một cặp vợ chồng mang về từ Canada. Đạt không chỉ thấy cái hay cái đẹp của công việc mà thấy cái nhân văn của công việc này đến nỗi cậu nghĩ đây là sứ mạng của cuộc đời mình như một bậc tiền bối đã nói với Đạt: Mỗi người hãy lựa chọn cho mình một sứ mệnh cho cuộc đời này. Sứ mệnh ấy cần phải thực sự cao đẹp và hướng tới lợi ích xã hội. Có như vậy, bạn có thể có đủ tự tin để giao tiếp và gặp gỡ với những người khác."

Nhờ câu nói đó mà Đạt đã vượt qua được tất cả những khó khăn trên con đường thực hiện ước mơ của mình dù công việc của Đạt khi nhắc đến thì rất nhiều ý kiến trái chiều. Bản thân tôi những ngày đầu tiếp xúc với Đạt thì cậu còn chưa vững tin lắm đến nỗi cậu luôn lo nghĩ đến việc người dạy trẻ tự kỷ có đất sống hay không? Tuy nhiên đến thời điểm này khi mà chương trình học của Đạt ngày một nhân rộng, tôi thấy Đạt đã mạnh mẽ hơn nhiều, can đảm hơn nhiều. bạn có thể thấy được tinh thần ấy trong trang web cá nhân của cậu ấy: www.LeTanDat.com

Bình thường đạt là một thanh niên mảnh khảnh và có vẻ ít nói nhưng khi nói đến tự kỷ thì hai mắt cậu sáng lên và niềm đam mê truyền đi không chỉ từ não cậu tới mọi giác quan mà sự đam mê ấy còn truyền từ tâm hồn cậu sang mọi người.

Việc nuôi dạy trẻ tự kỷ thành công thì ví như một bác sĩ chữa được bệnh tâm hồn, đây là một công việc rất có ý nghĩa để đưa các trẻ em dị tật tâm lý trở về với cộng đồng. Các trẻ tự kỷ là những con người và những tâm hồn rát đáng thương. Xin chúc cho công việc của Đạt được thành công, chúc cho có nhiều trẻ tự kỷ tiếp xúc được với các phương pháp giáo dục của Đạt. Chúc cho trang web www.DayConTuKy.com của Đạt mang lại giá trị cho nhiều người.

Đỗ Văn Chính

0 nhận xét :